Áo phao đa năng giúp “sống khỏe” khi tàu gặp nạn
Chiếc áo phao này được thiết kế để người bị nạn cảm thấy thoải mái trên biển, không bị các sinh vật ăn thịt tấn công, và đặc biệt là chứa lượng thức ăn giúp duy trì sức khỏe trong khoảng thời gian 5 - 6 ngày.
Nhiều năm trời băn khoăn, trăn trở trước những cái chết thương tâm của ngư dân đi biển bị đắm tàu, với tấm lòng nhân hậu và vốn kiến thức sẵn có của mình, anh Võ Văn Hoàng Minh – Hiệp hội nhựa TP.HCM đã mày mò nghiên cứu, chế tạo một bộ áo phao cứu sinh đa năng mới cho ngư dân.
Do đặc trưng của nghề nghiệp, ngư dân bắt buộc phải lênh đênh trên biển trong khi nhiều mối nguy hiểm chực chờ, mà hiểm họa lớn nhất chính là những cơn bão biển. Hằng năm, những cơn bão đã khiến nhiều người đánh cá mãi mãi không trở về, đồng thời phá hủy, làm đắm hàng trăm tàu thuyền, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.
Dụng cụ bảo vệ duy nhất của họ hiện nay chỉ là những chiếc áo phao mỏng manh, dễ bị tưa rách và hỏng, không đủ sức bảo vệ con người lúc đối mặt với sóng to, gió lớn. Nhiều khi, dù có sống sót, vượt qua được cơn bão nhưng do thời gian dài phải vật lộn trên biển, chịu đói, chịu khát…, ngư dân cũng dễ phải làm mồi cho các sinh vật ăn thịt giữa đại dương. “Có thể nói, khi đi biển mà gặp bão, tàu bị chìm thì cái chết như cầm chắc trong tay, đây chính là điều làm tôi trăn trở nhất” – anh Minh cho hay.Dụng cụ bảo vệ duy nhất của họ hiện nay chỉ là những chiếc áo phao mỏng manh, dễ bị tưa rách và hỏng, không đủ sức bảo vệ con người lúc đối mặt với sóng to, gió lớn. Nhiều khi, dù có sống sót, vượt qua được cơn bão nhưng do thời gian dài phải vật lộn trên biển, chịu đói, chịu khát…, ngư dân cũng dễ phải làm mồi cho các sinh vật ăn thịt giữa đại dương. “Có thể nói, khi đi biển mà gặp bão, tàu bị chìm thì cái chết như cầm chắc trong tay, đây chính là điều làm tôi trăn trở nhất” – anh Minh cho hay.
Từ thực tế trên, anh Minh đã mày mò nghiên cứu, cải tiến để chế tạo ra một loại áo phao cứu sinh đa năng mới. Loại áo này được may bằng 3 lớp vải, gia cố thêm bằng những đường viền dày kẹp vào thân áo, bên trong có chứa bộ quần áo bằng vải Simili không ngấm nước có tác dụng bảo vệ thân người, giảm lạnh, giữ nhiệt. Bên trên thân áo có các túi chứa thức ăn được thiết kế rộng rãi, có thể chứa được 18 hũ thức ăn nhỏ đựng lương khô và 10 chai nước uống loại 50ml.
Đây có thể coi là đặc điểm nổi bật nhất của áo phao bởi số thức ăn này là nguồn năng lượng vô cùng quý giá, giúp người bị nạn duy trì được sức khỏe để có thể chống chọi được trong khoảng thời gian 5 – 6 ngày. Đi kèm với áo phao còn có nhiều vật dụng khác như đèn led có bước sóng ngắn, kính hỗ trợ dùng phản quang…
Đặc biệt, một quả banh nhựa lần đầu tiên được thiết kế đi kèm có công dụng che mặt, làm nâng phần đầu giúp người bị nạn không bị chìm xuống mặt nước, che được sóng biển tạt vào mặt, khi cần, có thể giúp cho ngư dân có những phút nghỉ ngơi dưỡng sức, thiếp đi vài phút mà không lo sợ bị chìm. Đôi vớ và bao tay cao su được trang bị trong bộ áo phao sẽ che kín phần bàn chân và cổ chân, giữ nhiệt để tránh hiện tượng tê cóng và suy nhược thần kinh ở người bị nạn. Bên cạnh đó, do có mùi hôi đặc trưng của cao su, những dụng cụ này còn có tác dụng giảm khả năng phát hiện còn mồi của các sinh vật trên biển, giúp ngư dân tránh khỏi những cuộc tấn công.
Trời không phụ lòng người, sau gần hai năm mày mò, nghiên cứu, bộ áo phao đầu tiên cũng chính thức được hoàn thành trong niềm vui vô bờ của anh. Sau khi công bố và thử nghiệm, sản phẩm đã nhận được đánh giá rất cao của Hội đồng khoa học - Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bạc Liêu, đoạt giải nhất kỳ 13 của Ban Khoa giáo Trung ương, và mới đây là giải ba cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật” tại TP.HCM lần thứ 22.
Hiện tại loại áo phao này đã được thử nghiệm thành công và bắt đầu được đưa vào ứng dụng tại tỉnh Bạc Liêu, tuy nhiên, do chi phí khá cao (1,8 triệu đồng/ bộ) nên áo vẫn chưa được sử dụng đại trà. “Tính mạng của ngư dân là quan trọng nhất, do đó để có thể phổ biến rộng rãi được bộ quần áo phao này, cần có sự chung tay hỗ trợ từ nhà nước, các doanh nghiệp và những tấm lòng hảo tâm” - đó là lời tâm sự của anh Minh trước khi chia tay chúng tôi.
Địa chỉ: 78 Lê Văn Việt, P.Hiệp Phú , TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Tel: 0934 092 017
Email: nguyenthigieng86@gmail.com
Web: tanthanhsport.com